Truy cập nội dung luôn

>>>> TIN VẮN

Chủ đề năm học 2022-2023: "Đoàn kết, sáng tạo, ra sức phấn đấu hoàn thành tốt các nhiệm vụ và mục tiêu đổi mới, củng cố và nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo"

Chi tiết tin

Tấm gương cô giáo vùng sâu Đồng Tháp Mười
24/05/2018 - Lượt xem: 1426

Năm 2018, cả nước long trọng kỷ niệm 43 năm miền Nam được hoàn toàn giải phóng. 43 năm, thời gian đủ dài để một thế hệ lớn lên, trưởng thành dưới mái trường cách mạng. Đến lượt mình, tiếp tục có những cống hiến lớn lao vào sự nghiệp xây dựng quê hương giàu đẹp, đổi mới và hội nhập hôm nay.

Một trong những người có nhiều đóng góp vào sự nghiệp chung, cụ thể trên lĩnh vực phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo ở vùng sâu Đồng Tháp Mười thuộc huyện Tân Phước, Tiền Giang là cô giáo Trần Thị Tuyết Lệ, sinh năm 1975, quê xã Tân Hội Đông, Châu Thành, hiện đang chủ nhiệm lớp Ba 2 Trường Tiểu học B Tân Hòa Thành, Tân Phước.

Cô Lệ tốt nghiệp Trung học Sư phạm Tiền Giang vào năm 1995, khi tròn 20 tuổi. Ra trường, cô về nhận nhiệm vụ giảng dạy tại Trường Tiểu học B, xã Tân Hòa Thành, huyện Tân Phước. Đây là một ngôi trường nằm sâu trong vùng Đồng Tháp Mười (Tiền Giang). Vùng này, một thời dân cư thưa thớt, đường đi lối lại còn nhiều khó khăn, cơ sở vật chất hạ tầng thiếu và yếu.Trướng Tiểu học B Tân Hòa Thành cũng nằm trong hoàn cảnh tương tự như thế.

 

Cô Trần Thị Tuyết Lệ đang giảng bài trên lớp

Cô Lệ cho biết, nơi cô giảng dạy ngày nay trước là một nhà kho. Cơ sở vật chất trường lớp những năm 90 của Thế kỹ XX hết sức thiếu thốn. Chưa kể, đường sá lầy lội vào mùa mưa, bụi mịt mù vào mùa khô cũng trở thành những trở ngại lớn mà thầy trò phải vượt qua mỗi ngày để đến lớp giảng dạy và học tập. Rồi khi mưa dầm gió bấc hay lúc lũ lụt thiên tai nước dâng lên trắng trời trắng đất. Đêm đêm mưa gió tối tăm mờ mịt; ngôi trường chơ vơ, trơ trọi giữa đồng nước và xung quanh ếch nhái, ễnh ương kêu vang làm lòng người tha hương vốn buồn lại càng thêm buồn.

Thử thách, biết bao nhiêu thử thách trước mắt mà cô giáo trẻ Trần Thị Tuyết Lệ phải vượt qua để bám trường, bám lớp, tất cả vì đàn học trò vùng sâu thân yêu của mình. Nhà cô ở Tân Hội Đông, cách trường hàng chục cây số. Khi mùa khô trời nắng như đổ lửa cũng như lúc mưa dầm giăng giăng mờ trời mờ đất, cô cũng không quản mà miệt mài, đều đặn mỗi ngày hai lượt đến trường.

Để làm tốt nhiệm vụ và vai trò của một cô giáo tiểu học trong hoàn cảnh đó không phải dễ dàng gì nếu không có tinh thần, ý chí vượt khó, nỗ lực vượt lên chính mình. Chưa kể, trong những ngày đầu tiên đứng trên bục giảng, cô Trần Thị Tuyết Lệ còn hết sức bỡ ngỡ và nhiều lo toan. Tuy vậy, với kiến thức sư phạm vững vàng cùng một tinh thần vì đàn em thân yêu, cô Lệ đã đạt được những thành tích tốt trong công tác trên cương vị giáo viên tiểu học, chủ nhiệm lớp Ba 2 Trường Tiểu học B Tân Hòa Thành, được lãnh đạo nhà trường đánh giá cao, được đồng nghiệp quí trọng và phụ huynh, học sinh mến mộ.

Đó là phần thưởng hết sức xứng đáng và đầy ý nghĩa dành cho cô giáo Trần Thị Tuyết Lệ - người sinh ra vào thời khắc miền Nam được hoàn toàn giải phóng, đất nước thống nhất, và đã gắn bó với sự nghiệp trồng người trên vùng sâu Đồng Tháp Mười suốt 23 năm qua.

Thầy Dương Văn Thuần, Phó Hiệu trưởng Trường Tiểu học B Tân Hòa Thành đánh giá cao về năng lực sư phạm, tư cách, đạo đức và phẩm chất của cô Trần Thị Tuyết Lệ, giáo viên chủ nhiệm lớp Ba 2. Thầy Thuần cho biết, cô Lệ là giáo viên dạy giỏi nhiều năm liền của Trường, cô còn đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp huyện đồng thời là người tâm huyết với sự nghiệp giáo dục, hết lòng hết dạ thương yêu và truyền đạt kiến thức cho lớp con em vùng nông thôn sâu xa chịu nhiều thiệt thòi trong đời sống vật chất, tinh thần so với bạn bè trang lứa ở thị thành đèn hoa rực rỡ. Bản thân cô qua thực tế giảng dạy cũng như từ tâm huyết của mình đã có nhiều đề tài nghiên cứu, sáng kiến phục vụ việc nâng cao chất lượng dạy và học ở bậc tiểu học.

Hôm tôi đến thăm, cô Trần Thị Tuyết Lệ đang có giờ dạy trên lớp Ba 2. Cô cho biết, thực hiện giảng dạy theo chương trình mô hình trường học mới (gọi tắt là VNEN) nội dung, hình thức cũng như phương pháp sư phạm, truyền thụ kiến thức cho các em có nhiều thay đổi, nhiều yêu cầu mới và khác so với trước đây, thời mà cô và lớp chúng tôi còn nhỏ, miệt mài dưới mái trường tiểu học như lớp con cháu hôm nay. Tuy nhiên, nhìn cô trên lớp với phong thái điềm tĩnh, tự tin, đĩnh đạc và đàn học trò nhỏ chăm ngoan, cần mẫn, răm rắp thực hiện những yêu cầu mà cô giáo hướng dẫn, lòng tôi rộn lên bao nhiêu niềm xúc cảm.

Tôi tưởng như trong thoáng chốc nhận ra  hình ảnh mình dưới màu áo học trò ngày nào tung tăng chân sáo trên những nẽo đường đến lớp, bỗng nghe đâu đó tiếng giảng bài của thầy cô sang sảng trên lớp học nghiêm trang, lòng nhớ miên man ngôi trường hè về nở đầy hoa phượng đỏ. Bây giờ, tháng năm trôi nhanh như con tàu không bao giờ trở về bến cũ, đã chở bạn bè tôi đi biền biệt cuối đất cùng trời mà không hẹn ngày tái ngộ…

Bao nhiêu ký ức lũ lượt hiện về. Tôi thấy xốn xang, dâng trào những kỹ niệm miên man trong lòng đồng thời vững vàng một niềm tin vào cô Trần Thị Tuyết Lệ cũng như bao nhiêu lớp nam thanh, nữ tú đã trưởng thành sau ngày miền Nam được hoàn toàn giải phóng, hăng say với nhiệm vụ và công tác của mình, đóng góp năng lực, sở trường, kiến thức học tập, cùng chung sức xây dựng quê hương giàu đẹp và thịnh vượng.

Tôi càng tin tưởng lớp học trò cô hôm nay đang miệt mài học tập, rèn luyện với kỳ vọng mai sau trở thành người hữu ích cho xứ sở, cho quốc gia. Rõ ràng, những đóng góp của cô Trần Thị Tuyết Lệ cũng như những thầy cô giáo đang miệt mài đưa chữ về Đồng Tháp Mười, về những vùng nông thôn sâu xa đáng trân trọng biết bao./.

Bài và ảnh: MINH TRÍ (Thông tấn xã Việt Nam tại Tiền Giang)

Tương phản
Đánh giá bài viết(0/5)

Văn bản mới Văn bản mới

VĂN BẢN MỚI
 367/SGDĐT-TCHC: V/v thông báo lần 2 tổ chức vòng 2 kỳ tuyển dụng viên chức các đơn vị trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo năm học 2022 - 2023
 346/SGDĐT-KHTC: V/v triển khai thực hiện Chỉ thị số 21/CT-TTg ngày 25/11/2022 của Thủ tướng Chính phủ về thúc đẩy chuyển đổi số trong chi trả an sinh xã hội không dùng tiền mặt
 333/SGDĐT-KHTC: V/v triển khai phối hợp, tiếp nhận, nghiệm thu thiết bị dạy học tối thiểu lớp 2, lớp 6
 336/SGDĐT-TCHC: V/v triển khai nội dung nhận thức về Chuyển đổi số.
 Thông báo về việc thay đổi địa điểm tổ chức đối thoại và tiếp nhận phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về giải quyết thủ tục hành chính năm 2023 của Sở Giáo dục và Đào tạo

 

Liên kết Liên kết

Thống Kê Truy Cập Thống Kê Truy Cập

Đang truy cập:
-
Hôm nay:
-
Tuần hiện tại:
-
Tuần trước:
-
Tháng hiện tại:
-
Tháng trước:
-
Tổng lượt truy cập:
-
Natural Natural Natural Natural Natural Natural
​​