Truy cập nội dung luôn

>>>> TIN VẮN

Chủ đề năm học 2022-2023: "Đoàn kết, sáng tạo, ra sức phấn đấu hoàn thành tốt các nhiệm vụ và mục tiêu đổi mới, củng cố và nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo"

Chi tiết tin

Ngành Giáo dục và Đào tạo Tiền Giang: Nâng cao chất lượng giáo dục tạo nguồn nhân lực phát triển
05/10/2020 - Lượt xem: 1294

Có thể nói rằng, mặc dù còn rất nhiều khó khăn thế nhưng với sự quan tâm, chỉ đạo sâu sát của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh và sự quan tâm, chăm lo của các ban, ngành, đoàn thể nên chất lượng Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) của tỉnh nhà trong thời gian qua đã có rất nhiều khởi sắc đáng  phấn khởi. Một trong những thành công lớn của tỉnh nhà trên lĩnh vực GDĐT là đã phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện về mọi mặt, tạo được nguồn nhân lực vững chắc cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhà.

CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC NÂNG CAO

Về Tiền Giang hôm nay, chạy xe bon bon trên những tuyến đường từ thành thị đến nông thôn, đâu đâu cũng thấy hệ thống trường lớp khang trang, sạch đẹp. So với khoảng 10 năm trước, cơ sở hạ tầng giáo dục đã phát triển và có rất nhiều đổi thay tích cực. Các xã hầu hết đều đã có trường mầm non, tiểu học, trường THCS (của từng xã hoặc liên xã). Mạng lưới các trường THPT được mở rộng đến rất nhiều địa phương vùng sâu vùng xa. Toàn tỉnh hiện có 9.420 phòng học, phòng học bộ môn ở cấp học mầm non, phổ thông, trong đó có 7.345 phòng học kiên cố, chiếm tỷ lệ 78,4%. Tỷ lệ trường đạt chuẩn Quốc gia cũng tăng 26.3% so với đầu nhiệm kỳ 2015 - 2020, theo đó hiện toàn tỉnh có 307/532 trường đạt chuẩn Quốc gia, tỉ lệ 57,7%.

Lãnh đạo UBND tỉnh và Sở GDĐT cắt băng khánh thành Trường THPT Tân Hiệp, huyện Châu Thành (Ảnh: Trường THPT Tân Hiệp cung cấp)

Đứng trước những yêu cầu phát triển, toàn ngành giáo dục tỉnh nhà thực hiện đổi mới mạnh mẽ theo tinh thần của Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Chất lượng học sinh đại trà ở tất cả các trường học trong tỉnh được nâng lên rõ rệt, tỷ lệ học sinh được xếp loại khá, giỏi về học lực, tốt về hạnh kiểm hàng năm đều tăng và tỷ lệ học sinh lưu ban, bỏ học giảm đáng kể.Việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh và phương pháp dạy học đã được đổi mới theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, rèn luyện phương pháp tự học và vận dụng kiến thức, kĩ năng của học sinh. Chất lượng học sinh giỏi cấp quốc gia tiếp tục được duy trì và đạt kết quả cao (năm 2017: đạt 05 giải; năm 2018: đạt 09 giải; năm 2019: đạt 08 giải và năm 2020: đạt 10 giải).  Tỷ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp THPT được duy trì và ổn định ở mức cao hơn so với tỷ lệ chung của cả nước (năm 2016, tỷ lệ đỗ tốt nghiệp là 95.19%, năm 2020 là 99,23%).

Một trong những điểm nhấn nổi bật của giáo dục Tiền Giang phải kể đến là toàn ngành giáo dục đã nỗ lực triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới ở khối lớp 1. Qúa trình đổi mới lần này đã nhận được nhiều sự quan tâm, đánh giá tích cực từ dư luận xã hội. Chất lượng và phương pháp dạy học đã sinh động, trực quan, phát huy được năng lực, tư duy của học sinh so với giai đoạn trước đây.

Tiến sĩ Lê Quang Trí, Giám đốc Sở GD-ĐT cho biết, có thể nói trong nhiệm kỳ 2015 – 2020, toàn ngành giáo dục đã có những bước tiến mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực của GD-ĐT. Đây được xem là bước đệm, tiền đề khá quan trọng để toàn ngành có thể thực hiện tốt các nhiệm vụ của mình trong thời gian tới. Tuy nhiên, toàn ngành cũng gặp nhiều khó khăn, thách thức như chất lượng giáo dục không đồng đều giữa các địa phương, cơ sở vật chất giáo dục nhiều địa phương vẫn còn thiếu thốn,…

TẬP TRUNG NHIỀU GIẢI PHÁP

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Võ Ngọc Hà, Hiệu trưởng Trường Đại học Tiền Giang đánh giá qua khảo sát thực tế từ các cơ quan doanh nghiệp cho thấy, chất lượng nguồn nhân lực của tỉnh nhà trong thời gian qua đã được nâng lên rất nhiều, được dư luận ủng hộ và đánh giá rất cao. Điều đó cho thấy rằng, chất lượng GD-ĐT của tỉnh ta đã phát triển toàn diện, đáp ứng tốt nhu cầu của xã hội. Trong thời gian qua, chất lượng tuyển sinh và đào tạo Trường Đại học Tiền Giang đã được khẳng định và công nhận. Nhà trường đã tập trung thiết kế, thay đổi chương trình đào tạo bám sát thực tế, nhu cầu của địa phương ví dụ như các ngành nghề: Giáo dục mầm non, Du lịch, Công nghệ thông tin... Mỗi năm, nhà trường cung ứng ra thị trường lao động hơn 2.000 lao động có tay nghề chuyên môn và trình độ cao.

Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, tạo nguồn nhân lực phát triển được xem là nhiệm vụ then chốt trong quá trình phát triển sự nghiệp GDĐT (Ảnh: Phi Công)

Như vậy, có thể nói rằng, cùng với quá trình phát triển kinh tế - xã hội thì GD-ĐT được xem là lĩnh vực rất quan trọng, đào tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao cho xã hội. Bởi một nền giáo dục có hiện đại mới có thể thúc đẩy kinh tế xã hội mới phát triển được. Đặc biệt, đứng trong bối cảnh đất nước ta đang trong quá trình hội nhập, phát triển như hiện nay thì quan tâm, chăm lo cho GD-ĐT được xem là quốc sách hàng đầu. Riêng tại tỉnh Tiền Giang, thời gian qua, lãnh đạo tỉnh nhà đã có những quan tâm, chỉ đạo rất sâu sát với tình hình thực tế nên chất lượng giáo dục tỉnh nhà đã có rất nhiều tiến triển đáng phấn khởi. Nếu đem chất lượng của giáo dục của tỉnh nhà đem so sánh với các tỉnh bạn đặc biệt là với các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long thì thực tế đã chứng minh rằng giáo dục tỉnh ta không thua kém gì so với các tỉnh khác. Như thế, trong bối cảnh mới, tình hình mới đã đặt ra cho toàn ngành giáo dục phải tiếp tục đặt ra nhiều giải pháp để có thể phát triển sự nghiệp GD-ĐT lên tầm cao mới hơn nữa.

Theo Giám đốc Sở GD-ĐT Lê Quang Trí: Toàn ngành tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết 29-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế và Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28/11/2014 của Quốc hội “Về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông”.

Tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện và hiệu quả đào tạo ở các ngành học, cấp học thông qua việc bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và đẩy mạnh việc tiêu chuẩn hóa và hiện đại hóa các điều kiện dạy và học. Đào tạo nguồn nhân lực, từng bước đáp ứng các yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội, an ninh quốc phòng, phục vụ cho công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước của tỉnh nhà nói riêng và cả nước nói chung.

Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện và hiệu quả đào tạo ở các cấp học thông qua việc bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên theo hướng đạt chuẩn và trên chuẩn; đẩy mạnh việc tiêu chuẩn hóa và hiện đại hóa các điều kiện dạy và học bao gồm cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học; quy hoạch mạng lưới trường lớp, bảo đảm diện tích đất cho giáo dục, đáp ứng nhu cầu học tập của trẻ trong độ tuổi đến trường.

Mở rộng quy mô phát triển giáo dục mầm non, nâng cao kết quả thực hiện phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, phổ cập trung học cơ sở. Đảm bảo tỷ lệ huy động học sinh ra lớp; đẩy mạnh phân luồng học sinh sau trung học cơ sở, nâng cao hiệu quả của giáo dục nghề nghiệp và giáo dục phổ thông gắn với dạy nghề.

Đỗ Phi Công

Tương phản
Đánh giá bài viết(0/5)

Văn bản mới Văn bản mới

VĂN BẢN MỚI
 389/SGDĐT-TCHC: V/v triển khai thực hiện Thông tư số 1/2023/TT-BNV ngày 09 tháng 3 năm 2023 của Bộ Nội vụ
 382/SGDĐT-TCHC: V/v đảm bảo học sinh độ tuổi sinh năm 2004 đến sinh năm 2009 có thẻ Căn cước công dân phục vụ các kỳ thi tốt nghiệp
 39/KH-SGDĐT: Kế hoạch kiểm tra công tác cải cách hành chính năm 2023 đối với các đơn vị trực thuộc của Sở Giáo dục và Đào tạo
 49/BC-SGDĐT:Báo cáo Kết quả tổ chức đối thoại và tình hình tiếp nhận phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp về giải quyết thủ tục hành chính lần 1 năm 2023 của Sở Giáo dục và Đào tạo
 06/TB-HĐTD: Thông báo thời gian dự giảng dạy kỳ tuyển dụng viên chức (vòng 2)

 

Liên kết Liên kết

Thống Kê Truy Cập Thống Kê Truy Cập

Đang truy cập:
-
Hôm nay:
-
Tuần hiện tại:
-
Tuần trước:
-
Tháng hiện tại:
-
Tháng trước:
-
Tổng lượt truy cập:
-
Natural Natural Natural Natural Natural Natural
​​